Ngày tuyên truyền 18 tháng 11 năm 2024
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH CẢM CÚM
1. Cảm cúm là gì:
Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Cảm cúm có thể ở thể nhẹ đến thể nặng và đôi khi có thể gây tử vong. Phương pháp tốt nhất để phòng ngừa cúm là tiêm phòng cúm vào mỗi mùa thu. Người ta thường phân biệt giữa “cảm lạnh” khi những triệu chứng tương đối nhẹ nhàng, và “cúm”, khi bệnh trở nên nặng hơn. Vì đây là bệnh truyền nhiễm nên ai cũng có thể bị.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi hệ thống miễn nhiễm của bệnh nhân bị thuyên giảm vì lý do nào đó, bệnh có thể trở nên rất nguy hiểm, đặc biệt ở những người cao tuổi, trẻ em, nhất là các trẻ nhỏ, những bệnh nhân mắc nhiều bệnh kinh niên, như cao huyết áp, tiểu đường, hen xuyễn, đau tim, v.v.
2. Triệu chứng của bệnh:
Triệu chứng của cảm cúm thay đổi theo từng cá nhân. Thông thường nhất là những triệu chứng sau đây:
• Sốt (thường là sốt cao)
• Nhức đầu
• Mệt mỏi
• Ho khan
• Viêm họng
• Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
• Đau nhức cơ bắp
• Triệu chứng của hệ thống tiêu hóa như buồn nôn, ói mửa, và tiêu chảy
Biến chứng của cảm cúm
Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời và đúng cách, một số biến chứng có thể xẩy ra. Phổi có thể bị viêm và nhiễm trùng, nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục, bệnh nhân có thể bị mất quá nhiều nước và khoáng chất. Đáng sợ nhất là những người đang mắc nhiều bệnh mãn tính. Người bị hen suyễn có thể sẽ khó thở hơn, bệnh tiểu đường sẽ khó kiểm soát hơn, người yếu tim sẽ dễ bị nhồi máu cơ tim hoặc đau tim. Trẻ em có thể sẽ dễ bị viêm xoang và nhiễm trùng tai.
3. Cách thức lây lan:
Bệnh rất dễ lây. Trên cơ thể người bệnh hầu như không chỗ nào là không có những vi khuẩn cảm cúm sẵn sàng lây qua cho người khác. Nước mắt, nước mũi, nước bọt, mồ hôi và hơi thở đều chứa đựng một số virus rất lớn. Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là khi người nhiễm bệnh lan truyền bệnh qua bàn tay đầy vi khuẩn của họ sang các vật dụng chung quanh. Những vị trí như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, công tắc điện ở nơi công cộng... có thể là công cụ truyền bệnh nhanh chóng, khi người chưa bị bệnh vô tình đưa tay lên sờ mũi/miệng sau khi “sờ” vào những vị trí vừa bị ô nhiễm. Vi khuẩn cảm cúm cũng có thể bay “lửng lơ” như những hạt sương rất nhỏ trong không khí. Khi hít những hạt sương nhiễm khuẩn này vào phổi, chúng ta sẽ bị lây bệnh. Mỗi lần hắt hơi, là một số vi khuẩn cứ thế mà “bay” khắp nơi và bay rất xa. Vi khuẩn thường lây truyền từ người sang người khác dễ dàng hơn vào mùa đông.
Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn cảm cúm tăng trưởng rất nhanh, và theo các tuyến dịch bài tiết ra ngoài. Trong thời gian này, tuy chưa gây ra triệu chứng gì cả, người “tưởng là đang khỏe mạnh” đã bắt đầu lây bệnh của mình cho người khác. Điều này có nghĩa là bạn có thể lây cảm cúm cho người khác một vài ngày trước khi biết là mình đang bị bệnh.
4. Biện pháp phòng ngừa cảm cúm:
Biện pháp đơn giản nhất để phòng ngừa cảm cúm là tránh đưa tay của mình sờ vào mũi, miệng nhất là sau khi va chạm với những vật dụng công cộng. Khi tiếp xúc với nhiều người khác nhau, bạn nên rửa tay một cách thường xuyên. Nhưng phương pháp hiệu lực nhất trong việc phòng ngừa cảm cúm vẫn là tiêm phòng cảm cúm vào mỗi mùa thu.
Trên đây là toàn bộ bài tuyên truyền phòng chống bệnh cảm cúm.